Tuy vậy ba người đàn ông này cũng nổi tiếng trong việc theo đuổi ước mơ với phong cách mà người ngoài có thể coi là tàn nhẫn. Trong cuốn tiểu sử về Steve Jobs của Walter Isaacson, Steve là một con người cực kỳ nhạy cảm nhưng cũng có thể đả kích gay gắt thậm chí sa thải những nhân viên tận tụy nhất đối với ông.
Những người từng làm việc với Bezos kể lại rằng Bezos có thể nói với nhân viên những lời như, "Anh đang lười biếng hay là anh không đủ năng lực?" và "Tại sao anh lại làm lãng phí thời gian của tôi như thế này?".
Tiểu tiết của cuộc đời Musk được miêu tả trong cuốn tiểu sử mới về ông, "Elon Musk - Tesla, SpaceX và sứ mệnh tìm kiếm một tương lai ngoài sức tưởng tượng".
Trong cuốn sách, một hình mẫu được đưa ra nghiên cứu: những con người có tầm nhìn đại tài hay đi kèm với một nhân cách khó chịu. Tại sao phải như vậy? Có phải ai cũng thế? Tony Schwartz tại tờ New York Times đưa ra cho chúng ta ba lời giải thích như sau:
1. "Lắm tài thì nhiều tật", Schwartz viết. Những con người vĩ đại đôi khi hành xử xấu xa bởi vì họ có quyền làm thế. "Một sản phẩm tuyệt vời là một sản phẩm tuyệt vời, và bạn không cần làm đúng tất cả mọi thứ để tạo ra nó. Hầu hết khách hàng không quan tâm đến cái xúc xích được làm ra như thế nào, miễn là ăn ngon".
2. Đến khi quyền lực và tiền bạc không còn là vấn đề nữa, họ sẽ tự tách biệt mình ra khỏi những lối hành xử thông thường của xã hội. Ví dụ như Jobs, tìm được lỗ hổng trong luật pháp để có thể lái xe mà không cần bằng lái cũng như biển số và luôn luôn đỗ vào chỗ dành cho người khuyết tật. Tất nhiên nếu ''người thường'' làm vậy họ có thể bị đưa ra tòa.
3. Những con người có tầm nhìn xa luôn mang trong mình vô vàn những nỗi lo lắng và sợ hãi. Họ lo sợ mất kiểm soát với tầm nhìn của họ và bởi vì họ có quá nhiều thứ để mất, càng lên cao ngã càng đau nên họ phát hoảng trước những viễn cảnh thất bại. Tuy nhiên, họ không thể tỏ ra sợ hãi trước mặt những người dưới quyền họ nên những cảm xúc của họ luôn luôn mạnh mẽ hết mức. Và đó là lí do chúng ta sẽ chỉ có thể tự hỏi mọi thứ sẽ thế nào nếu những con người này có nhân cách tử tế và hào phóng mà thôi.
Dù gì đi nữa thì Jobs cũng luôn là nhà lãnh đạo quan tâm tới nhân viên nhiều như những chuẩn mực khắt khe về sản phẩm của ông. Những nhân viên làm việc dưới trướng ông luôn là những kỹ sư và nhà thiết kế trung thành nhất với ông và công ty.
Trong cuốn tiểu sử của Isaacson giải thích, khả năng làm việc theo nhóm tại Apple là thứ Jobs để ý tới nhiều nhất, bởi Steve luôn cho rằng nhân sự là thứ quan trọng nhất trong một doanh nghiệp, ông cũng coi họ như một sản phẩm vậy.